Trần thả thạch cao là một loại trần điển hình trong các dạng trần thạch cao, tên gọi được lấy từ theo tác điển hình của loại trần này là thả tấm, tức là khi thi công xong phần khung xương, lúc này đã được định hình thành các ô 600×600 mm hoặc 600×1200 mm, lúc này người thợ cầm tấm thạch cao và đặt thả cho tấm nằm ngay ngắn lên trên khung xương rồi quen gọi là trần thả.
Trần thả thạch cao đơn giản, dễ thi công, thường được ứng dụng trong các công trình có diện tích rộng
Vậy trần thạch cao thả là trần thạch cao như thế nào?
Trần thạch cao thả là một loại trần thạch cao sử dụng khung trần nổi.Tức là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy 1 phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương.
Trần thạch cao thả là sự kết hợp giữa các tấm thả thạch cao 600x600mm hoặc 600x1200mm loại thường và loại chống ẩm mốc , chống nước và hệ khung xương trần thả của Vĩnh Tường hoặc tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi khách hàng. Gọi là trần thạch cao thả bởi lẽ sau khi thi công xong phần khung xương cố định người thợ thạch cao sẽ đặt cho các tấm thả này nằm lên trên phần khung xương đã định sẵn.
Nhờ các đặc tính ưu việt của các tấm thạch cao mà thi công trần thạch cao thả (trần nổi) rất phù hợp để làm trần nhà cho chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại,…đặc biệt là các nhà xưởng hay văn phòng rất chuộng loại trần này bởi vì thời gian thi công nhanh và chi phí thấp.
quy trình thi công trần thạch cao thả đúng kỹ thuật.
– Bước 1: Kiểm tra mặt bằng.
– Bước 2:Xác định độ cao trần, lấy cốt chuẩn.
Có thể lấy cốt bằng ty ô, hoặc sử dụng máy lấy cốt. Thông thường, nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần
– Bước 3: Lắp đặt khung.
Có thể dùng búa đinh hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê tông (hoặc vít nở) sao cho các khoảng không vượt quá 30 cm (tùy theo loại tường, vách).
– Bước 4: Đánh dấu các điểm treo của thanh treo trong hệ thống khung xương sao cho khoảng cách không quá 1,2 m
– Bước 5: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) một cách phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định (thông thường khoảng cách giữa 2 thanh không quá 1,2m) và đo độ phẳng của khung.
– Bước 6: Liên kết các thanh phụ. Trong đó, khoảng cách tiêu chuẩn giữa các thanh phụ ngắn với nhau, và giữa các thanh phụ dài với nhau đều khoảng 60cm
– Bước 7: Thả tấm lên giữa các thanh chính và thanh phụ.
– Bưới 8: Chỉnh sửa và hoàn thiện thi công.