Làm thế nào để các nhà thiết kế và bộ phận marketing có thể tạo được chỗ đứng cho thương hiệu và sản phẩm tại thị trường bị hạn chế.
Thế nào là một thị trường tối và tại sao các nhà thiết kế cần phải biết về thị trường này? Nói một cách đơn giản, thị trường tối là thị trường hạn chế thậm chí cấm quảng cáo cho sản phẩm ví dụ như thị trường bia rượu tại Na Uy – đất nước cấm quảng cáo bia trên truyền thông ở cà các nhà hàng, quán bar. Hay tại Anh, tài trợ đồ uống có cồn cho các chương trình liên quan tới thể thao luôn là một vấn đề gây tranh cãi.
Làm thế nào để bạn có thể thiết lập và xây dựng một thương hiệu khi bạn đang bị hạn chế giao tiếp và tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Sau đây là 5 lời khuyên dành cho các thương hiệu này.
- Bắt đầu với các yếu tố rõ ràng
Hãy bắt đầu với một trong những yếu tố rõ ràng đầu tiên. Thực sự khó khăn để thiết lập thương hiệu trong một thị trường tối, trừ khi bạn đã có sự tự tin, hiểu biết về sản phẩm và chiến lược kinh doanh. Các yếu tố liên quan tới đặc tính và sự khác của sản phẩm cần được chú trọng để có thể xây dựng được chiến lược quảng cáo với hình ảnh phù hợp.
- Tạo dấu ấn đặc trưng
Do hạn chế tiếp cận với khách hàng tiềm năng, vì vậy hãy để họ nhớ về bạn ngay trong lần đầu tiên. Ví dụ như tạo ra các đặc điểm riêng biệt, tận dụng màu sắc và hình ảnh để khách hàng dễ dàng liên tưởng và ghi nhớ như dải trắng trên nền đỏ, con chó đứng cạnh máy phát nhạc. Nike, Coca-Cola và HMV chỉ là ba ví dụ thực tế về các doanh nghiệp dễ được người tiêu dùng ghi nhớ với những logo đơn giản.
- Kết hợp hoặc chuyển hướng sang lĩnh vực khác
Bạn có thể nhớ lại những mã vạch Marlboro được trang trí trên mặt sau của xe F1 của Ferrari, hoặc trên Jordan F1 Bitten. Kết hợp quảng cáo hoặc tài trơ sang một lĩnh vực khác là cách làm thông minh và vẫn tuân thủ luật pháp. Sau khi gặp phải sự phản đối của chính phủ về việc xây dựng thương hiệu rượu tại Pháp, hãng ‘Brains’ đã quyết định tài trợ cho chương trình Six Nations và thay đổi logo ‘Brawn’ trên ngực áo sơ mi của người chơi thành tên công ty “Brains”.
- Đặc điểm đặc trưng
Nếu bị bịt mắt, rất có thể là bạn sẽ ngay lập tức nhận ra một chai Orangina, chai Coke, Bibendum búp bê hay chuột Mickey chỉ bởi cảm giác đó. Những thương hiệu đó có những đặc điểm đặc trưng về mùi vị, hình dạng … được xác định rõ ràng qua cảm nhận của khách hàng. Chú ý tới những yếu tố nhỏ nhưng đặc trưng là vô cùng quan trọng trong để thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường tối.
- Tận dụng “tài sản khác”
Bên cạnh tên, sản phẩm; biểu tượng đặc biệt, màu sắc và cấu trúc thường được coi là tài sản chính của thương hiệu. Các tài sản đó có thể là kiểu chữ, mẫu, hình dạng, giai điệu và giọng nói. Ngày nay, các tài sản này vô cùng quan trọng với nhãn hiệu và thương hiệu. Cách tốt nhất để tận dụng những yếu tố này là kết hợp chúng với nhau. Một kiểu chữ độc quyền có thể không đủ, nhưng một mặt chữ trên một màu sắc đặc biệt có hiệu quả với khách hàng.
Một ví dụ điển hình là sản phẩm rượu táo Scandinavian Somersby với logo là hình ảnh hai quả táo được thiết kế liên tưởng tới giọt nước kết hợp với nhau trong không gian chồng chéo. Hình ảnh đồ họa này đã trở thành một cách viết tắt cho thương hiệu, cho phép công ty có thể để truyền tải các thông tin về sản phẩm mà không cần phải nói một lời.